Phạm Thị Nhung cô gái xinh xắn người Trực Ninh – Nam Định đỗ 2 trường Đại Học khi lên Hà Nội làm nghề rửa xe để lấy tiền đi thi. Ước mơ vào giảng đường với em không bằng phẳng nhưng cũng rất đáng được nhiều người học hỏi về quyết tâm vượt khó và nghị lực trong cuộc sống.
Ai nói rửa xe không phải là nghề cao quý?
Sinh ra trong 1 gia đình bất hạnh khi mẹ sinh được Nhung và 2 em nữa, sau đó bị bệnh thần kinh, bố chán đời bỏ nhà ra đi không về. Một mình em làm 2 sào ruộng và nuôi 2 em nhỏ rất khó khăn vất vả, nhất là vào những vụ mùa khi 1 buổi thì em đến trường còn 1 buổi ở nhà đi gặt, đi cấy. Lo việc ngoài đồng về đến nhà lại lo cho mẹ và 2 em, dường như em cũng không có thời gian nhiều để ôn bài, việc đồng áng việc nhà đã quá mệt rồi, đến khi ngồi vào bàn học cũng là lúc người mỏi rã rời, mắt thì co lại nhưng em nói vẫn phải quyết tâm vượt qua học để mong sao thoát khỏi cảnh nghèo và nuôi 2 em.
Làm 2 sào ruộng cũng không đủ ăn khi vừa lo thuốc thang cho mẹ, vừa phải lo quần áo sinh hoạt cho các em nên nhà em nghèo xơ xác chẳng có gì ngoài mấy cái bàn. Em là con gái lớn khi đi học thấy bạn bè có quần áo, dày dép đẹp nhưng em lúc nào cũng mấy bộ đồ cũ giản dị. Thầy cồ bạn bè thấy gia cảnh em nghèo cũng giúp đỡ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập.
Lần đầu lên thành phố làm rửa xe để kiếm sống
Nhà em có 1 ông chú làm kinh doanh rửa xe ô tô xe máy ở Hà Nội, hè năm lớp 11 sau khi gửi mẹ và các em ở nhà cho ông bà và anh em họ hàng ở quê em quyết định lên thành phố làm phụ với chú 1 thời gian để kiếm ít tiền trang trải cuộc sống. Lên tới nơi chú hỏi mày còn nhỏ lại là con gái có làm được mấy việc này không? em nói rằng việc ở quê nặng nhọc hơn cháu còn làm được huống gì là những công việc này hả chú, nói xong cất đồ đạc em bắt tay vào việc ngay.
Vốn bản tính chịu thương chịu khó nên xe đến em rửa rất nhanh và sạch vì vậy mà chú, những người làm cùng và khách hàng đến đây rửa xe rất quý em. Em làm liên tục, cứ xe vào là rửa chứ không phân chia tị nạnh với ai cả, nhiều lúc chú bảo nghỉ chút đi cháu em bảo rằng làm cái này có thấm vào đâu mà mệt hả chú, cứ để cháu làm. Làm 2 tháng trừ tiền chi phí mọi thứ chú trả cho em 4 triệu, em cảm ơn chú và về quê tiếp tục đi học.
Đi làm có tiền về em để dành trả học phí lớp 12 và những chi phí khác cho mẹ và các em cũng như dành ra 500 nghìn để dành lộ phí sang năm đi thi đại học. Rồi cũng hết lớp 12 sau bao ngày lao động và học tập em lại lên Hà Nội đi thi, cũng may 2 người em của em được ông chú ở HCM đưa vào nuôi, còn mẹ em được ông bà ngoại đón về chăm sóc. Nên thi xong em lại ở nhà chú phụ giúp làm rửa xe và nghe ngóng thông tin xét tuyển, còn tối đi học tiếng anh do 1 trung tâm hỗ trợ miễn phí cho em.
Thành công rồi cũng sẽ đến với những người có nghị lực
Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 ở Đại học công nghiệp Hà Nội em trượt do không tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng. Nộp hồ sơ ngày 20/8 hạn cuối cùng của đợt xét tuyển em đỗ buổi sáng nhưng trượt buổi chiều. Rút kinh nghiệm trong đợt xét tuyển đầu tiên em nộp vào 2 trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Đại học Tài Nguyên Môi Trường tổ hợp Toán – Hóa – Tiếng anh.
Không được may mắn như những bạn cùng trang lứa khi phụ huynh đưa đi lựa chọn trường, nghe ngóng xem xét tình hình rồi nộp hồ sơ. Với em mọi thứ em phải tự mình làm hết, và rồi ông trời cũng không phụ lòng người, em đỗ 1 lúc cả 2 trường Đại học.
Những khó khăn vẫn còn phí trước
Chuẩn bị nhập học mà trong tay cũng chẳng có vốn liếng là bao, mặc dù nhiều người sau khi biết đến hoàn cảnh vất vả của em sau chương trình “cùng bạn đi thi” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội. Nhưng em cũng không mong muốn nhận được những sự giúp đỡ của nhiều người dù biết khó khăn còn rất nhiều.
Em dự tính sẽ vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, có thể 1 buổi vẫn ra rửa xe với chú. Em mong rằng giảng đường là cái gì không phải quá xa vời với em và cả những bạn có hoàn cảnh khó khăn như mình, chỉ cần luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
https://www.youtube.com/watch?v=_IR8P0xAWDM&feature=youtu.be
[su_quote]Dù làm nghề gì cũng được miễn là chân chính, không vi phạm pháp luật, kiếm tiền trên chính mồ hôi công sức của mình đều được cả. Vậy nên đừng bao giờ tự ti vì mình đang làm việc gì bình thường so với người khác, ai cũng có cuộc sống và số phận khách nhau, miễn là mình đi trên chính đôi chân mình.[/su_quote]
Nhận xét bài viết!