Nhượng quyền chuỗi rửa xe và những sự thật đắng lòng của nhà đầu tư

co-hoi-kinh-doanh-hay-chi-la-banh-ve

Đắn đo mãi mới viết bài này bới vì nó sẽ đụng chạm đến 1 số công ty chuyên đi nhượng quyền chuỗi rửa xe của mình hơn nữa nó cũng không đúng với những quan điểm và cách làm của công ty. Đó là không bao giờ nâng cao hay hạ thấp, nói xấu hay đánh giá bất cứ 1 cá nhân đơn vị nào hoạt động cùng ngành với mình. Nhưng dù có bị coi là đụng chạm chúng tôi vẫn cứ phải nói lên quan điểm của mình để cho mọi người có 1 cái nhìn toàn diện và đa chiều về vấn đề này.

Sang nhượng thương quyền chuỗi rửa xe và những vấn đề cần biết

Trước tiên phải nhắc lại rằng đây là ý kiến chủ quan của chúng tôi dựa trên những hiểu biết của mình, những gì thực tế mình đã thấy và được biết sau 1 thời gian kiểm nghiệm. Nó có thể đúng với chỗ này người này nhưng lại sai ở nơi khác người khác. Trên hết chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng, những người đầu tư ở Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn, tổng quan hơn về việc này.

co-hoi-kinh-doanh-hay-chi-la-banh-ve
Cơ hội kinh doanh hay chỉ là bánh vẽ của nhà cung cấp dịch vụ?

Chúng tôi viết vì cảm thấy mình phải có nghĩa vụ với khách hàng, thấy lương tâm mình không được thoải mái nếu không nói ra được. Đôi khi nhiều người còn nói đó là đạo đức nghề nghiệp, tôi cũng không giám nhận mình là kẻ nghĩa hiệp mà chỉ nghĩ rằng nếu nói ra được để rồi nó có thể mang lại cho người khác 1 điều gì đó tốt hơn là được chứ không cố tình hại ai cả.

Những yêu cầu của việc nhượng quyền tiệm rửa xe

Để được điều này bạn phải có mặt bằng và có vốn, mặt bằng chúng tôi cũng không rõ là “bên kia” họ yêu cầu bao nhiêu? Tuy nhiên có những chỗ thấy mặt bằng rất lớn và đẹp. Nhưng cũng có những nơi chỉ bằng vừa 1 lô đất nền bán để làm nhà kiểu như 5x20m cũng vẫn làm như thường, do đó không hiểu yêu cầu thật sự của họ là bao nhiêu m²?

Vấn đề thứ 2 là vốn, kinh doanh cái gì cũng cần phải có vốn là điều chắc chắn, không phải bàn cãi. Tuy nhiên vốn mà bên sang nhượng thương quyền họ yêu cầu thì không hề ít bạn nhé. Nếu không lắp máy rửa xe tự động mà chỉ lắp trụ nâng thủy lực rửa ô tô, ben nâng xe máy cùng các biển hiệu bên trong và bên ngoài xưởng cũng phải hết tầm 500-600 triệu. Còn nếu có cả máy rửa xe ô tô và xe máy tự động thì tổng vốn thiết bị và nhà xưởng phải xác định là hơn 1 tỷ nhé các bạn.

Ở đây chi phí không phải chỉ mình thiết bị, trang trí thiết kế trong nhà xưởng cho nó đúng với màu sắc và hình thức của chuỗi rửa xe (như họ đang quảng cáo) mà nó còn có cả (cái này mới là cái chính) chi phí nhượng lại thương quyền. Hình thức thì nó giống như người dân mình mua lại thương quyền của những cửa hàng KFC chẳng hạn, họ sẽ thiết kế hết mọi thứ từ cửa hàng, bàn ghế, màu sắc, biển hiệu…cho đến đồ ăn được làm theo đúng công thức của họ. Như vậy thì người được sang nhượng lại phải mất chi phí thiết kế, trang trí nhà xưởng và chi phí để bạn được là của hàng của chuỗi thương hiệu KFC mới là chính.

Bài toán lợi nhuận hay bánh vẽ của người bán hàng

Bỏ ra 1 số tiền như vậy và đổi lại bạn được 1 cơ sở kinh doanh với lợi nhuận đều đặn, gấp mấy làn bạn đi gửi ngân hàng, trong khi lượng xe hơi ở nước ta chắc chắn càng nhiều. Bình quân mỗi ngày mấy chục đến hàng trăm chiếc xe hơi và honda vào rửa cũng như làm các dịch vụ khác về xe như: Phủ nano, đánh bóng, tẩy kính, tẩy nhựa đường…Tính ra mỗi ngày thu nhập cả vài chục triệu là chuyện bình thường.

Thu nhập đều và nhanh như vậy tính nhẩm chỉ khoảng 4-5 tháng là đã hòa vốn rồi và bắt đầu có lời với mô hình và dịch vụ này….đó là những giả thiết được đưa ra khi khách hàng có nhu cầu làm nhưng đang còn băn khoăn về khoản đầu tư. Chỉ đầu tư có khoảng hơn 1 tỷ mà sau 4-5 tháng đã hòa vốn và hơn nửa năm sau tiền lãi đó là của mình, đầu tư vậy thì chẳng tốt quá còn gì mà phải suy nghĩ ???

Những hạn chế và bài toán kinh doanh thực tế của mô hình này

Trước tiên chưa nói về vấn đề lợi nhuận mà chỉ nói đến vấn đề thương hiệu và thiết bị của những đơn vị này cung cấp, giá và mọi thứ đưa ra thị trường đều cao hơn. Họ đưa ra cao hơn vì họ có cái lý và cái giá của mình, điều này không sai, nhưng với khách hàng nếu bỏ ra 1 khoản vốn nhiều mà lợi nhuận thu được cao hơn không đáng kể hoặc phải chịu lãi ngân hàng nếu đi vay. Nhiều trường hợp bị áp lực nặng nề từ khoản vốn đi vay để kinh doanh khi đầu tư quá nhiều không phù hợp với khả năng thực lực của mình.

Tiếp tục vấn đề ở trên đó là bài toán thương hiệu, thực sự là nếu như đó là 1 thương hiệu tầm cỡ nổi tiếng trong nược hay thế giới, đã có tên tuổi và đã đi vào tâm trí người tiêu dùng thì không nói làm gì. Bởi vì cái thương hiệu của nó cũng đã nói lên nhiều điều rồi, chưa nói đến việc họ setup cho chủ nhà từ cửa hàng cho đến gia vị món ăn….Còn với thương hiệu của những chuỗi rửa xe kia đã được bao nhiêu người biết đến và nó đã đi sâu vào tâm trí khách hàng chưa hay chủ yếu mới làm truyền thông là chính còn “gói sản phẩm” thì còn để kiếm chứng.

mua-nhuong-quyen-thuong-hieu
Khi mua nhượng quyền của những thương hiệu lớn như thế này lại là 1 vấn đề khác

Với những thương hiệu lớn như KFC, Cook food …họ sẽ hủy hợp đồng và thu lại cơ sở đã sang nhượng ngay nếu họ phát hiện làm không đúng yêu cầu hoặc “làm không có lời“, đồng thời trả đủ số tiền 100%  vốn đầu tư ban đầu mà không thiếu 1 đồng nào. Tuy nhiên với mô hình dạng chuỗi rửa xe đây là điều không thể chứ đừng nói là khó xảy ra. Thương hiệu đã lớn, dịch vụ đã khẳng định được chỗ đứng họ có thể dẹp một loạt các cơ sở làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của họ, cái họ muốn người đầu tư phải có lãi.

Nhưng thực tế chúng tôi đã chúng kiến không ít cảnh đau lòng khi có những người chủ tiệm khóc dở chết dở khi gọi chúng tôi đến để sang nhượng thanh lý lại đồ rửa xe. Máy móc cũ bán lại chẳng được bao nhiêu tiền, nhà xưởng bảng hiệu coi như bỏ đi hết chứ chẳng tận dụng được gì. Vậy nên khi không kinh doanh được va phải thành lý thì mất khoảng 80% tổng vốn đầu tư ban đầu.

Đi thu mua lại đồ cũ thấy khách hàng của mình tội quá nhất là những người vay ngân hàng để làm, họ được người khác đưa ra cho cái “bánh vẽ”, nhưng thực tế đâu có được như vậy. Đâu có phải lúc nào cũng đều khách, đâu có phải ai vào rửa xe cũng đủ sự tin tưởng để họ giao cho cái xe cả mấy tỷ bạc để dọn nội thất, đánh bong hay 1 dịch vụ nào đấy của tiệm.

Giải phẫu sự thất bại của 1 số mô hình này

 Đã từng là người kinh doanh rửa xe và chăm sóc xe hơi nên chúng tôi hiểu hơn ai hết về dịch vụ và thu nhập cùng những khó khăn mà những trung tậm rửa và chăm sóc ô tô hiện nay lúc ban đầu đang vướng phải. Chưa nói đến việc nhiều hay ít khách mà việc tạo được thương hiệu uy tín để những người họ đi chiếc xe cả vài ba tỷ hoặc mấy trăm triệu vào làm cũng không phải chuyện 1 sớm 1 chiều. Đó là cả 1 quãng thời gian dài cố gắng phục vụ để tạo ra sự tin tưởng, tạo lòng tin cho khách hàng của mình.

Cửa hàng của ông mới ở ra, thương hiệu của ông chưa được nhiều người biết đến cũng chưa có 1 điều gì để đảm bảo rằng cơ sở đó nó làm có tốt hay không để khách đưa cái xe của họ vào. Nếu có vào làm cũng chỉ là những dịch vụ đơn giản như rửa xe, hút bụi, giặt thảm…chứ nếu làm chuyên sâu hơn nữa phải mang ra hãng hoặc vào tiệm quen. Vậy lợi nhuận lấy ở đâu để ông tồn tại trong khoảng thời gian ban đầu với lượng vốn đầu tư nhiều như vậy???

tham-gia-khoa-hoc-cham-soc-xe
Vẻ mặt mệt mỏi của anh Hiếu và người em ở Đà Nẵng khi đi vào HCM tham gia khóa học chăm sóc xe hơi và sự thật đắng lòng – Nếu có dịp ra Đà Nẵng du lịch bạn có thể ghé qua Phạm Kiệt – Quận Ngũ Hành Sơn – Tp. Đà Nẵng để hỏi rõ hơn.

Tiếp tục 1 vấn đề nữa là đào tạo nhận sự cho cái trạm rửa xe sang thương quyền đó, với 1 số thương hiệu lớn bộ mặt bên ngoài của các cửa hàng với mỗi thương hiệu nó chỉ là điều kiện cần thôi. Còn cái mấu chốt nhất vẫn là chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, để làm được điều này phải có con người. Con người tạo ra những điều này, con người là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thành công hay thất bại của mỗi mô hình dịch vụ.

Tuy nhiên việc đó lại không được những người làm dịch vụ sang nhượng nhìn nhận và đào tạo 1 cách bài bản, chúng tôi đã từng nuôi thợ và cho thợ đi đi học ở 1 trung tâm chăm sóc xe du lịch lớn nhất Gò Vấp – HCM. Hỏi anh chủ: Nhân viên của em học để nó thành nghề về tiệm em làm được phải mất bao lâu? anh nói nhanh thì khoảng 3 tháng còn lâu thì phải 4-6 tháng mà đó là nó phải chịu khó học và làm. Vậy mà đi đào tạo 1 khóa chưa được 20 ngày, cũng không có nhiều xe để thực tập thì tốt nhất là ông thợ đó đừng nên đụng vào xe của khác nếu không tiền đền gấp mấy lần tiền dịch vụ để làm cái đó.

Nói đến đây thôi mà cảm thấy quá lo cho những người nghe tư vấn và bỏ tiền ra đầu tư để rồi nhận lại những kết cục không hề dễ chịu chút nào. Người khác họ đầu tư mà mình đôi khi còn lo hơn họ vì mình thấy được những khó khăn họ sẽ gặp phải, những kết cục sẽ nhận lại nếu không có gì đột phá.

Nhà tôi ở gần đường Phạm Văn Chiêu – Gò Vấp, con đường này tôi hay đưa con đi khám bệnh và đi đá bóng vào mỗi buổi chiều tối, nhìn thấy một tiệm rửa xe sang nhượng thương quyền của 1 công ty nọ. Trông bên ngoài với biển quảng cáo, panô áp phích…rất hoành tráng nhưng sao tiệm gì mà vắng như chùa bà đanh, thợ ngồi trong nhà chẳng có việc để làm, sáng cũng như chiều. Nhìn vào và cũng không hiểu cảm giác của mình thế nào nữa, trách cả người tư vấn và cả người đầu tư, thôi thì họ đã đầu tư thi họ phải tự chấp nhận.

Bạn có thể qua đường Pham Văn Chiêu (gần ngã ba giao với Cây Trâm) để kiểm nghiệm trạm rửa xe sang nhượng thương quyền mà tôi nói đến hoặc qua  địa chỉ  Phạm Kiệt – Quận Ngũ Hành Sơn – Tp. Đà Nẵng để kiểm chứng lại dịch vụ dạy nghề và sang nhượng chuỗi rửa xe.

Update….

Sau khoảng 2 tháng kể từ lúc xuất bản bài viết này, và đầu tháng 8/2018 vừa qua đi qua cửa hàng đã thấy chữ “Sang mặt bằng gấp”, thật sự là cái kết đã được báo trước các bác ạ. Buồn ghê, mặc dù không phải khách hàng của mình, mặc dù mình chẳng có trách nhiệm và liên đới gì trong đấy nhưng cảm thấy chết mà không cứu được vẫn thấy buồn. Thôi thì đó cũng là 1 bài học và cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều người rút được kinh nghiệm sau khi nhìn nhận khách quan từ nhiều nguồn thông tin.

Nhuong-quyen-chuoi-rua-xe
Những cái chết đã được báo trước

Nhận xét bài viết!