Lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô lắp âm nền thì hơi mất thời gian cả khi làm hố móng lẫn khi lắp đặt. Tuy nhiên cũng nhiều khách hàng thích lắp đặt âm nền vì nhìn nó đẹp và gọn mặc dù khi làm khá mất thời gian cùng công sức, phải làm hệ thống thoát nước và chất thải thật tốt. Vậy cách thi công ben nâng rửa xe ô tô một trụ âm sàn như thế nào, cần chú ý những gì trong quá trình làm móng và nền???
Làm hố móng cầu nâng rửa xe ô tô Ấn Độ lắp âm nền như thế nào?
Dù là lắp âm nền hay lắp nổi thì trước tiên phải các định vị trí đào hố móng, đã nói trong bài viết cách làm hố móng cầu nâng một trụ rửa xe lắp nổi mặt nền cũng xin nhắc lại để khách hàng nắm được. Đó là khi mặt bằng nhà xưởng rộng, chúng ta không cần phải “căn ke” từng chút một trong việc bố tri các trang thiết bị trong nhà xưởng thì có thể chọn ví trí tâm hố móng cách tưởng khoảng 3m để nó có thể quay tròn 360 độ khi nâng lên hạ xuống.

Còn nếu diện tích hẹp, không cần phải quay tròn để có khoảng không làm những công việc khác thì chọn vị trí cách tường ra tối thiểu là 2,2m cho người thợ dễ thao tác khi xịt và rửa đồng thời cánh của xe cũng không va chạm vào tường ghây khó khăn mở mở ra.
Sau khi xác định được vị trí tim hố móng rồi chúng ta bắt đầu tiến hành đào hố móng giàn nâng rửa xe ô tô với kích thước là dài x rộng 1m vuông. Đào sâu xuống khoảng 2,65m sau đó đổ bê tông mác 300 lên 30cm, làm sao từ mặt bê tông đáy lên mặt nền hoàn thiện cốt 0 là 2,35m. Nhớ là tình đến “mặt nền hoàn thiện” chứ không phải mặt nền phía dưới bàn nâng nhé, vì cầu lắp âm nền nên sẽ có 2 mặt nền mà chúng ta cần chú ý, bất kể là đào hố móng bàn nâng rửa xe âm nền hay lắp nổi đều phải tính từ mặt nền hoàn thiện cốt 0.0.
Một số vấn đề cần chú ý trong quá trình đào hố móng cầu rửa xe oto và xử lý đáy móng là: Với những nơi nào có nền đất yếu như đất bồi hoặc sình lầy…thì có thể phải đào sâu hơn bình thường sau đó đổ 1 lớp bê tông đấy dày hơn hoặc phải đóng cứ bê tông hoặc cừ chàm để chống sụt lún sau này.

Và 1 vấn đề nữa khi đổ bê tông đáy móng ở những nơi mà đúng mạch nước ngầm, nước chảy ra không ngớt, trong trường hợp này để đổ bê tông thì phải có biện pháp thi công phù hợp. Nếu không chất lượng bê tông sẽ không đảm bảo, như trường hợp anh Bình – Lâm Đồng khi làm móng cầu lớp bê tông (là hỗn hợp xi, cát và đát) đổ xuống đáy hố bị chảy hết xi chỉ còn lại 1 ít xi măng cùng cát và đá. Vậy là mấy hôm sau lớp bê tông có thể bốc lên như bốc đá sỏi, bởi nó không phải là bê tông khi hỗn hợp xi cát và đá không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Trong những trường hợp này nên xử lý thế nào??? Nguyên tắc là cho dù là bằng cách nào thì bê tông đổ xuống phải là 1 hỗn hợp xi + cát + đá và có đủ thời gian ninh kết để nó có thể tạo thành 1 khối hoàn chỉnh thì. Để đảm bảo điều này thì phải làm sao “tách nước” ra ngoài bằng cách đào 1 hố ở bên cạch để nước chảy ra (phương pháp này gọi là dẫn dòng thi công) hoặc lót 1 tấm bạt ở dưới sau đó và đổ 1 lớp bê tông lên trên mà không cho nước ở ngoài ảnh hưởng đến bê tông bên trong cho đến khi bê tông đã chết. Hoặc có thể dùng nhiều những biện pháp thi công khác mà người thợ thấy phù hợp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hố móng sau khi đổ bê tông xong để khoảng 3-5 ngày lắp ty vào là tốt nhất.
Dù lắp cầu nâng ô tô 1 trụ bàn âm nền hay bàn nổi mặt nền thì nên làm nền và mái hoàn chỉnh sẽ tốt hơn, riêng với mặt nền bàn nâng âm nếu biết làm thì cắt chuẩn luôn, còn không biết làm thì để lại khu vực đó chưa đổ nền. Cách tốt nhất là để lại 1 ô hình chữ nhật với tâm là tim hố móng, hình chữ nhật có chiều dài là 4m và chiều rộng 2,1m. Đổ 1 lớp bê tông phía dưới đáy của hình chữ nhật sao cho từ mặt đáy lên mặt nền cốt 0 là 15cm, đây chính là khoảng không cho mặt bàn.

Sau khi lắp bàn vào ty có thể đổ thêm bê tông và sửa sang mặt nền đôi chút để mặt bàn nâng và mặt nền được khớp với nhau, để nó thẩm mỹ hơn, đẹp hơn. Ngoài ra người làm cũng cần chý ý đến việc tạo các hố thu nước thải, đất cát và dẫn ra ngoài khi lắp cầu nâng 1 trụ thủy lực chuyên rửa xe ô tô âm nền. Nếu không xử lý tốt vấn đề này sau này những khu vực lắp bàn nâng âm sàn này sẽ rất hôi thối và bẩn, nước và chất bẩn thậm chí không thoát được có thể chảy lênh láng lên mặt nền và ảnh hưởng đến ty nâng.
Trên đây là tất cả những vấn đề cần chú ý khi ráp cầu nâng rửa xe 1 trụ nhập khẩu Ấn Độ lắp đặt âm mặt nền. Các bạn có thể đọc kỹ hoặc xem qua video để nắm được những đặc điểm cần chú ý khi làm, những phương án khắc phục khi gặp phải sự cố. Để rõ hơn hãy nhờ những đơn vị cung cấp máy nâng rửa xe ô tô cho bạn xuống tận nơi để hướng dẫn và tư vấn trực tiếp cho các bạn.
Nhận xét bài viết!