Làm hố móng cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô lắp nổi trên mặt nền không những tiện dụng trong quá trình dụng mà còn rất dễ thi công cho người đào hố móng. Còn với người thợ lắp đặt ben nâng rửa xe ô tô thì cũng dễ dàng và nhanh hơn khi lắp mới, khi thay phốt và sửa chữa trụ nâng cũng thuận lợi hơn loại lắp âm nền.
Làm hố móng cầu nâng rửa xe ô tô lắp nổi như thế nào?
Hiện tại trên thị trường Việt Nam chủ yếu có 2 loại cầu nâng một trụ rửa xe du lịch, một của Việt Nam được 1 số công ty trong nước sản xuất và thứ hai là hàng nhập khẩu từ Ấn Độ. Mặc dù có thể chất lượng ty khác nhau nhưng kích thước đường kính ty trong, ty ngoài hay chiều dài nó cũng gần như nhau cả. Ví dụ như chiều dài ty ben của Việt Nam vào khoảng 2,1m còn của của Ấn Độ là 2,2m, nó chênh nhau 10cm. Khi làm móng cầu nâng ô tô 1 trụ nổi trên mặt nền hay âm sàn thì cũng đều phải chú ý đến nền móng là được.
Cách làm móng cầu rửa xe oto Ấn Độ lắm nổi
Khi nhà cung cấp đưa cho bạn bản vẽ móng giàn nâng rửa xe ô tô thì chúng ta cứ tiến hành làm đúng như yêu cầu trong bản vẽ thôi, đó là đào 1 hố móng với chiều dài rộng là 1m², sâu xuống 2,5 mét. Sau đó đổ 1 lớp bê tông (có cốt thép thì càng tốt) mác 300 dày 30cm làm sao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền hoàn thiện mà nhiều người hay gọi là cốt 00 là 2,2m, không nhiều hơn mà cũng không ít hơn, vậy là được.
Cách làm móng cầu nâng rửa xe 1 trụ Việt Nam
Với cầu nâng thủy lực 1 trụ của Việt Nam cũng làm như vậy thôi khi đào hố móng với diện tích dài rộng là 1m², sâu xuống 2,4m sau đó đổ 1 lớp bê tông mác #300 dày 30cm (30 phân). Làm sao chiều cao của bê tông đáy lên đến mặt nền hoàn thiện còn lại là 2,1m đúng bằng chiều dài của ty nâng được sản xuất trong nước.
Khi lắp đặt cầu nâng rửa xe oto một trụ nổi trên mặt sàn thì nên làm móng và nền nhà xưởng trước, sau đó đơn vị cung cấp sẽ vận chuyển xuống và sẵn lắp đặt. Khi đã cân chỉnh lắp đặt ty cầu vào hoàn thiện, đợi lớp bê tông trên cổ cột đạt yêu cầu là có thể sử dụng được luôn, do vậy mà chúng tôi luôn yêu cầu khách hàng của mình làm xong mặt bằng mà móng trước khi lắp đặt bàn nâng.
Còn đây là cách làm móng cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô âm nền hãy xem qua nếu bạn muốn làm âm nền.
Một số vấn đề cần lưu ý khi làm móng máy nâng rửa xe ô tô lắp nổi
Mặc dù vấn đề này chúng tôi đã đề cấp đến rất nhiều lần trong những bài đăng về cách làm móng bàn nâng hạ rửa xe ô tô trước đây nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa hoặc không nắm được vai trò và tầm quan trọng của nó. Dẫn đến những hậu quả đáng tiếng và phải làm lại hố móng rất tốn thời gian và chi phí.Dưới đây là những điểm cần chú ý trong quá trình làm móng cầu nâng rửa xe hơi:
Đường kính hố móng cầu nâng 1 trụ dùng rửa quá nhỏ hoặc quá lớn
Hố móng được yêu cầu trên bản vẽ với chiều dài và rộng là 1m² , khi làm có thể đào tròn, đào vuông hoặc thuê máy đào làm, nhưng ống cống bỏ xuống lại có đường kính quá nhỏ. Điều này cũng không tốt, bởi lẽ lớp cát xung quang hố cũng là 1 trong những yếu tố giúp cho việc giữ piston (ty nâng) của cầu được thẳng đứng. Nhưng khi ống cống bỏ vào đường kính quá nhỏ, lượng cát cho vào cũng không được quá nhiều để giữ và bảo vệ ty. Do đó đường kính mỗi ông cống (ống bi) thả xuống hố móng phải từ 80cm đến 1m sẽ là tốt nhất.
Đáy móng cầu nâng 1 trụ rửa xe o to phải đảm bảo yêu cầu
Có những xe du lịch có tải trọng từ 3 – 4 tấn cùng với tải trọng của bàn và ty nâng tính ra tổng trọng lượng lớn nhất mà hố móng phải chịu đến gần 5 tấn. Nếu móng không được gia cố tốt dẫn đến sụt lún, đổ gãy ty nâng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Ở những nơi nền đất ổn định không bị sụt lún thì có thể đổ 1 lớp bê tông #300 (mác 300) dày 30cm là được.
Những nơi nền đất yếu, dễ sụt lún như bên bờ sông, kênh rạch, ao hồ hoặc những chỗ đất bồi ven biển…trong những trường hợp này phải đóng cừ bê tông hoặc cừ tràm hoặc cũng có thể đào hố móng sâu hơn so với bình thường và đổ lớp bê tông đáy dày hơn. Ví dụ bình thường chỉ đào 2,5m đổ bê tông đáy dày 30cm thì trường hợp này chúng ta đào sâu 2,8-3m rồi đổ 1 lớp bê tông mác cao dày từ 50-80cm sẽ đảm bảo hơn. Và nên nhớ chiều rộng lớp bê tông đáy móng càng lớn, diện tích chịu lực càng nhiều thì khả năng chịu lún càng cao.
Vì vậy khi đào hố móng cũng phải đủ lớn để vừa dễ đào mà lớp bê tông đổ dưới chân móng cũng đủ rộng, trường hợp dùng máy xúc để đào thì hố móng bao giờ cũng lớn hơn và không được vuông hoặc tròn như đào thủ công bằng sức người. Nếu dùng máy đào thì sau khi đổ bê tông đáy móng phải bỏ ống cống hoặc xây gạch xung quanh sau đó lấp đất cát xung quanh lại để có thể làm nền luôn.
Với mọi khoảng cách tính cao độ bao giờ cũng tình từ mặt nền hoàn thiện hay nhiều người còn gọi là cốt 0.
Nhớ làm đường dẫn nhớt khi đào móng cầu nâng thuỷ lục 1 trụ ô tô
Rất nhiều khách hàng quên làm được dẫn nhớt, với những mặt nền lớp bê tông không quá dày thì không sao, nhiều chỗ lớp bê tông nền quá dày và tốt phải mang súng hoặc máy cắt bê tông thì sẽ rất vất vả và mất nhiều công sức. Nhớt dẫn từng bình chứa vào piston nằm âm xuống phía dưới để thuận tiện trong quá trình sử dụng sau này. Kích thước của đường dẫn nhớt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam là như nhau với chiều rộng 20cm, sâu xuống 30cm và chiều dài khoảng 3 -4m trở lại là tốt nhất.
Nếu muốn cầu nâng quay tròn 360 độ thì bán kính tính từ tâm hố đến vật cản gần nhất phải từ 3m trở lên thì khi cầu xoay tròn sẽ không bị vướng gì cả.
Chiều dài đường dẫn nhớt thường để trong khoảng 4m trở lại là tốt nhất, không nên để quá dài, vì sao lại như vậy? Vì để quá dài sẽ ảnh hưởng đến áp lực khí nén truyền đến ty cầu bị giảm xuống, chúng ta đều biết quãng đường càng dài thì càng xảy ra hao mòn trên đường truyền. Hơn nữa trong quá trình thao tác nâng lên hạ xuống của người thợ rửa xe cũng rất khó khăn nếu van điều khiển nằm cách xa trụ nâng, điều này bạn có thể kiểm chứng với 1 người thợ rửa xe dùng cầu nâng 1 trụ lâu năm.
Hãy chọn những đơn vị có thâm niên lâu năm về cung cấp lắp đặt cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô để ngoài việc có được sản phẩm như mong muốn họ còn giúp bạn xử lý những tình huống khó khăn, đưa ra biện pháp thi công phù hợp mà chỉ có kinh nghiệm lâu năm và thực tế mới có được.
Nhận xét bài viết!