Cầu nâng 1 trụ nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam có gì khác nhau? Loại ty ben nào tốt hơn, giá cầu nâng rửa xe ô tô loại nào rẻ hơn??? là những câu hỏi được khá nhiều người đang có dự định mở tiệm rửa xe ô tô quan tâm. Nhân đây chúng tôi cũng đưa ra 1 số đặc điểm để khách hàng có câu trả lời cho những thắc mắc mà mình đang băn khoăn.
Cầu nâng rửa xe ô tô nhập khẩu và Việt Nam có những đặc điểm gì?
Cùng với xu hướng hội nhập thế giới sau khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại như FTA, TPP, TTIP…hay tham gia các cộng đồng ASEAN, WTO…Do đó mà hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào thị trường Việt Nam ngày cũng càng nhiều.
Riêng về ngành thiết bị rửa xe ô tô cũng được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Italy…để cạnh tranh với hàng trong nước. Từ đó người tiêu dùng cũng được hưởng lợi hơn về chất lượng và giá thành các mặt hàng mà mình có nhu cầu chứ không còn độc quyền và bị ép giá như trước kia. Tuy vậy cũng có những mặt hàng mà khách hàng cũng không biết được đặc điểm chất lượng của nó ra sao, hơn kém nhau thế nào như cầu nâng một trụ rửa xe hơi là 1 ví dụ.
So sánh giữa cầu nâng rửa xe ô tô Ấn Độ và Việt Nam
Sự khác nhau giữa ty nâng nhập khẩu và sản xuất trong nước
Với nhiều người nếu tìm hiểu kỹ về cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô thì họ đều biết rằng trong một bộ máy nâng rửa xe nó quan trọng nhất ở phần nào và cần để ý đến cái gì??? Một bộ ben rửa nâng rửa xe ô tô nó bền hay không chắc chắn là ở cái ty nâng, vì vậy mà cái ty bao giờ cũng được quan tâm và để ý nhiều hơn cả. Chúng ta hãy đi vào từng phần của ty ben để so sánh sự khác nhau của mỗi loại nhé.
Ty nâng nó có cầu tạo bởi 2 phần là xy lanh và piston, về đường kính cả 2 loại ty ben đều có kích thước như nhau đó là đường kính ty trong là 270mm còn đường kính ty ngoài là 325mm. Tuy nhiên lớp mạ Crom chống chầy xước thì chúng được sản xuất ở những nước khác nhau nên chắc chắn công nghệ cũng khác nhau và chất lượng cũng không giống nhau.
Hiện tại công nghệ mạ ở Việt Nam đã tiến bộ hơn trước rất nhiều nhưng có 1 điều không thể phủ nhận rằng ngành công nghiệp nặng của nước ta chưa thể bằng những nước như Ấn Độ được. Mặc dù luôn cố gắng để nâng cao chất lượng nhưng chúng tôi cũng luôn nhìn thẳng thực tế để học hỏi và cố gắng 1 ngày nào đó sẽ làm được như họ.
Về lớp vỏ ngoài cùng nếu như ty cầu nâng thủy lực 1 trụ hàng sản xuất trong nước được mạ 1 lớp sơn tĩnh điện để chống gỉ thì cầu nâng 1 trụ Ấn Độ ty của nó được bọc 1 lớp Carbon fiber Reinforced Polymer (CFRP) còn gọi là sợi thủy tinh. Nhìn ngoài bằng mắt thường có thể phân biệt được sự khác nhau về màu sắc cũng như hình dạng của ty. Nếu như lớp CFRP (Chống gỉ, chịu nhiệt độ cao, khả năng chịu kéo lớn hơn thép và ít đàn hồi) có màu đen như nhựa đường thì lớp sơn tĩnh điện có thể sơn màu đỏ hoặc đen khi phù bên ngoài cùng vỏ ty.
Xem qua bài viết về sợi Carbon Fiber để biết thêm về chất này
Ngoài ra nếu hình dạng lớp vỏ bên ngoài của ty nâng Việt Nam được thiết kế theo 1 hình trụ tròn từ trên xuống dưới còn ty cầu nâng rửa xe oto nhập khẩu dường như được thiết kế với 2 phần riêng biệt. Phần thân dưới là hình trụ tròn còn 50cm phần trên của ty cầu sẽ được làm “phình” ra 1 chút (hình ảnh). Về mặt sản xuất sẽ mất nhiều thời gian hơn vì kỹ thuật yêu cầu cao hơn, cầu kỳ hơn trụ nâng sản xuất trong nước. Chiều dài ty giàn nâng rửa xe Ấn Độ là 2,2m thì của Việt Nam là 2,1m.
Bàn nâng và những phụ kiện khác của 2 loại cầu nâng rửa xe
Cả 2 loại cầu nâng rửa xe 1 trụ nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều được làm tại Việt Nam, bởi vì nó khá đơn giản nên các đơn vị nhập khẩu không nhập về để tiết kiệm chi phí vận chuyển cho khách hàng. Ngoài ra cũng để đáp ứng thị hiếu người dùng trong nước do bàn nâng rửa xe du lịch của Ấn Độ người Việt mình không ưa chuộng khi sử dụng.
Bình chứa nhớt của cầu nâng rửa xe du lịch Ấn Độ lớn hơn của Việt Nam và mẫu mã nhìn đẹp hơn là những đánh giá khách quan bên ngoài (điều này không quá quan trọng). Nếu như bình chứa dầu của ben nâng sản xuất trong nước chứa được 100 lít thì hàng của Ấn Độ chứa được 150 lít. Do đó mà khi kỹ thuật lắp đặt cầu nâng 1 trụ Ấn Độ lượng nhất bao giờ cũng cần nhiều hơn khoảng 50 lít so với khi ráp cầu nội địa.
Ngoài ra cũng cần kể tới 1 số linh phụ kiện như van cầu nâng 1 trụ rửa xe oto nhập khẩu và Việt Nam cũng khác nhau, nếu như nước ngoài họ dùng van 2 chiều (1 bên đóng và 1 bên mở trên cùng 1 van) thì hàng trong nước dùng van 1 chiều với 1 cái đóng và 1 cái xả. Về vấn đề này nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng khi dùng 1 thời gian sẽ thành thói quen. Đường dẫn nhớt, nhớt sử dụng cầu nâng, van giảm âm là những thứ được sản xuất trọng nước vì nó cũng không có gì đặc biệt mà phải nhập từ nước ngoài mới tốt hay rẻ.
Xem qua bài viết dùng nhớt thủy lực nào cho cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô là tốt để hiểu thêm về vấn đề này.Trên đây là những tổng hợp tất cả những gì về sự khác nhau của cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam, để biết kỹ hơn về đặc điểm của mỗi loại máy nâng rửa xe ô tô quý khách có thể đến công ty để xem trực tiếp sản phẩm. Hoặc liên hệ với nhân viên công ty để được nhân viên chúng tôi tư vấn cho bạn.
Nhận xét bài viết!